hội chứng ống cổ tay là để xuống được bàn tay, dây thần kinh giữa buộc phải đi qua ống cổ tay, ống này có cấu trúc được bao quanh bởi các xương ở phía sau cổ tay và phía trước (phía gan bàn tay) là các dây chằng vòng cổ tay. Đây là một lối đi tương đối chật hẹp, trong đó có chứa dây thần kinh giữa, các gân gấp ngón tay cùng với các mạch máu
Hình minh hoạ về hội chứng ống cổ tay
Các triệu chứng thường gặp của hội chứng ống cổ tay
Do dây thần kinh giữa trong ống cổ tay bị chèn ép nên người bệnh sẽ cảm thấy đau nhói, tê bì hay loạn cảm ở các ngón cái, ngón giữa, ngón trỏ và một phần của ngón đeo nhẫn, trong khi đó ngón út ít khi gặp phải các triệu chứng này. Ở một số trường hợp, cảm giác đau và tê bì có thể lan rộng đến cẳng tay và thậm chí là toàn bộ bàn tay nhưng hiếm khi vượt qua khỏi khuỷu tay lên đến vai. Những dấu hiệu kể trên xảy ra với mức độ nặng nhất là vào ban đêm và đồng thời gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ của những người bệnh.
Các biểu hiện của hội chứng ống cổ tay cũng có thể xuất hiện khi đặc thù công việc của chúng ta có liên quan nhiều đến việc thường xuyên gập, duỗi cổ tay hoặc nâng cánh tay, có thể kể đến như tài xế cầm nắm vô-lăng, nhân viên đánh máy, vận động viên cầu lông chuyên nghiệp,… Hệ quả sau cùng là bàn tay sẽ dần trở nên yếu đi, dễ dàng đánh rơi các đồ vật.
Đau nhức, tê bì và loạn cảm giác là các triệu chứng thường gặp nhất của bệnh
Nguyên nhân dẫn tới bệnh hội chứng ống cổ tay
Về cơ bản, những yếu tố có khả năng gây ra sự kích thích hay chèn ép lên dây thần kinh giữa trong ống cổ tay đều làm tăng nguy cơ dẫn tới hội chứng ống cổ tay. Chẳng hạn như các chấn thương hoặc tai nạn gãy các xương cổ tay có thể làm ống cổ tay bị hẹp lại và kích thích dây thần kinh giữa. Ngoài ra, còn phải kể đến tình trạng phù, viêm do viêm khớp dạng thấp, bẩm sinh cũng được xem là một trong những nguyên nhân chính của bệnh ống cổ tay
Sau nhiều đánh giá từ thực tế điều trị, các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận, trong phần lớn những trường hợp bị hội chứng ống cổ tay, thường sẽ không có một nguyên nhân đơn độc nào mà phải có sự tổng hợp của nhiều các nguy cơ lại với nhau.
Các nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh
Các yếu tố thường gặp nhất: phù ống cổ tay, lặp đi lặp lại trạng thái căng cơ hay các chấn thương ở cổ tay do cường độ vận động mạnh quá mức, tăng ứ dịch thường gặp ở phụ nữ trong thời kì thai nghén, viêm các gân, những người làm trong một số ngành nghề hay chơi các môn thể thao có đặc điểm cần sự hỗ trợ nhiều của vùng cổ tay (theo ước tính thì có đến hơn 50% những người thuộc dạng này bị hội chứng ống cổ tay).
Bên cạnh đó, các bệnh lý khác như: đái tháo đường, béo phì, suy thận, suy tuyến giáp… cũng là những yếu tố tiềm ẩn làm tăng khả năng mắc bệnh.
Làm sao để phòng ngừa bệnh hiệu quả?
– Khi phải hoạt động nhiều đến bàn tay, cần dành ra những khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn nhằm thả lỏng cho các cơ ở cổ tay.
– Bàn phím hay các bảng điều khiển phải được thiết kế và bố trí sao cho vừa thuận lợi nhưng vẫn đem lại hiệu quả tại nơi làm việc, thường là để ngang với tầm khuỷu tay hoặc thấp hơn một chút là tốt nhất.
Tư thế làm việc phù hợp cho người làm văn phòng
– Đảm bảo cổ tay phải có điểm tựa khi sử dụng chuột máy tính và được giữ ở một góc chuẩn thích hợp tối đa.
– Trong những ngày mùa đông, giữ bàn tay và cổ tay luôn ấm khi làm việc. Nếu cảm thấy bất tiện khi gõ phím, có thể dùng găng tay không có ngón.
– Giảm bớt lực và thư giãn hơn khi cầm nắm đồ vật.
– Khởi động, làm nóng cổ tay trước khi vận động mạnh, khi chơi thể thao là cực kì quan trọng.
>>> Có thể bạn quan tâm: Triệu chứng và cách điều trị bệnh thoái hóa khớp
Các phương pháp điều trị hội chứng ống cổ tay phổ biến nhất hiện nay
Lời khuyên từ các chuyên gia hàng đầu đối với người bệnh hội chứng ống cổ tay đó là điều trị càng sớm thì kết quả đạt được sẽ càng khả quan. Để cho tay được nghỉ ngơi thường xuyên hơn, hạn chế các hoạt động làm trầm trọng thêm các triệu chứng và chườm đá khi có dấu hiệu phù cổ tay.
Nẹp hay bao cổ tay: các dụng cụ hỗ trợ như nẹp cổ tay vào ban đêm hay bao cổ tay khi làm việc ban ngày sẽ rất tốt để phòng và ngay cả cho việc trị bệnh.
Nẹp cổ tay giúp hỗ trợ rất tốt khi phải hoạt động cổ tay thường xuyên
Các phương pháp điều trị bằng vật lý trị liệu: xoa bóp, nắn cột sống, tập Yoga, phương pháp điều trị đau sử dụng laser, các bài tập trượt gân và cổ tay…
Điều trị bằng thuốc: các thuốc kháng viêm thành phần không chứa steroid, thuốc corticosteroid uống hay tiêm tại chỗ. Bên cạnh đó, xu hướng điều trị hội chứng ống cổ tay được áp dụng phổ biến nhất hiện nay đó là sử dụng các bài thuốc Đông Y. Mặc dù tác dụng không thể nhanh như các loại thuốc tiêm hay thuốc Tây y, nhưng với thành phần chủ yếu là những loại thảo dược chiết xuất từ thiên nhiên nên thuốc Đông y không gây các tác dụng phụ lên gan và thận. Hơn nữa, Đông y chủ trị từ tận sâu bên trong nguồn gốc gây bệnh nên hiệu quả rất khả quan mà lại an toàn cho người dùng.
>> Các bạn có thể xem thêm bài thuốc chữa bệnh xương khớp rất hiệu quả Kiên Tý Hoàn hoặc liên hệ số Hotline: 028 7308 5678 để được chuyên gia tư vấn trực tiếp về tình trạng bệnh của mình.
Điều trị bằng phẫu thuật: khi các phương pháp điều trị theo hướng bảo tồn không còn mang lại tín hiệu tích cực, các tổn thương chèn ép dây thần kinh đã bước vào giai đoạn trở nặng, cơ đã teo nhỏ đi nhiều. Lúc này, phẫu thuật cắt bỏ dây chằng ngang cổ tay là biện pháp cuối cùng. Với phương pháp này, dây thần kinh giữa đang bị dồn nén sẽ được giải phóng, hình thức phẫu thuật có thể thực hiện bằng nội soi hoặc mổ mở.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét