Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2016

Chữa cao huyết áp hiệu quả với trái cây và hoa quả

Ai cũng đều biết đến trái cây và hoa quả như một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng, vitamin hữu ích, cần thiết cho cơ thể. Ngày nay, khi khoa học phát triển, người ta còn tìm ra nhiều công dụng khác mà trái cây, hoa quả mang đến cho con người, đó là tác dụng chữa bệnh. Bài viết sau đây sẽ nói về công dụng của hoa quả trong việc chữa bệnh cao huyết áp, đây là cách chữa bệnh an toàn, tận dụng thiên nhiên, rất tốt cho cơ thể và không sợ tác dụng phụ như kháng sinh hay thuốc tây y. Cùng tìm hiểu nhé! 

Hoa quả chữa cao huyết áp như thế nào?
Bài 1: Chuối tiêu 3 quả, đường phèn 100 g, gạo nếp 100 g, nước sạch 1 lít. Gạo nếp đun cùng nước sạch, chuối tiêu thái miếng nhỏ cũng cho vào nồi cùng đường phèn hầm thành cháo, ăn trong ngày. Chủ trị bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch bệnh trĩ ra máu, đái tháo đường.
Chuối là một trong những hoa quả chữa cao huyết áp hiệu quả
Bài 2: Mã thầy 100 g, gạo nếp 100 g, đường trắng 100 g, nước hoa quế 10 g, nước sạch 1lít. Mã thầy gọt bỏ vỏ rửa sạch, thái mỏng hình quân cờ, cho vào nấu cháo cùng gạo nếp, sau thêm đường trắng và nước hoa quế vào là được. Ăn hết trong ngày. Chủ trị cao huyết áp ho có đờm, vàng da, vàng Mắt táo bón, chướng bụng.
Bài 3: Mỗi ngày ăn 5 quả chuối tiêu trở lên cho đến khi có tác dụng hạ áp chắc chắn. Chuối tiêu được coi là một vị thuốc huyết áp giúp chữa cao huyết áp tại nhà khá hiệu quả.
Bài 4: Lấy vỏ lụa hạt lạc tươi 12 g, sắc lấy nước 2 lần, trộn đều, chia làm 3 phần (mỗi phần bằng một cốc trà), mỗi lần uống một cốc, ngày uống 3 lần, nên uống thường xuyên, giúp chữa cao huyết áp và bệnh đau mạch vành tim.
Vỏ lục lạc tươi cũng giúp chữa bệnh cao huyết áp
Bài 5: Dùng nhân sen 2-3 g, hãm với nước sôi lấy nước uống thay trà trong ngày, giúp hạ huyết áp.
Bài 6: Sơn trà tươi 30 g, táo 30 g, rau cần tươi 3 cây, đường phèn 10 g. Thái nhỏ sơn trà, táo, rau cần, đun cách thủy 30 phút thì bỏ đường phèn vào là được. Ăn cả nước lẫn cái, ngày ăn một thang.
Bài 7: Đài hoa hướng dương 1 cái, táo đỏ 20 quả. Đổ 3 bát nước sắc lấy 1 bát, uống nước ăn cái. Ngày một thang, chia 2 lần, giúp giảm huyết áp. Táo cũng là loại hoa quả chữa cao huyết áp hiệu quả.
Bài 8: Củ ấu 30 g, rau cần cạn 30 g. Sắc uống ngày 3 lần vào trước bữa ăn, giúp chữa cao huyết áp.
Có thể chữa cao huyết áp bằng củ ấu
Bài 9: Nhụy sen, quả dâu, hạt cây rau răm, cỏ sen cạn mỗi thứ 12 g, sơn dược 15 g, ngưu đắng 15 g, mai rùa 30 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 lần. Dùng cho người bị cao huyết áp do âm hư dương thịnh gây nên.
Bài 10: Quả sơn trà tươi 1 kg, đào nhân 100 g mật ong 25 g. Lấy dao tách quả sơn trà cho vào nồi đất hoặc vại sành cùng đào nhân, đổ ngập nước lạnh ngâm khoảng 1 giờ. Sau đó đun vừa lửa đến sôi, hạ lửa nhỏ riu riu để lâu chừng 30 phút đến 1 giờ, khi nước cô đặc còn khoảng 1 bát, rót ra bỏ cặn.
Đổ nước thuốc vào 2 bình sứ, cho thêm mật ong, đậy nắp đun cách thủy 1 tiếng rồi tắt lửa, để nguội, đổ vào lọ nắp chặt. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa canh, uống ngay sau khi ăn cơm với nước uống.
Quả sơn trà cũng giúp chữa cao huyết áp
Công dụng: Hoạt huyết, bổ dạ dày, giúp tiêu hóa tốt, làm giảm huyết áp, mỡ máu, khai thông huyết mạch, bổ dưỡng cơ tim; dùng lâu rất có lợi cho người bệnh huyết quản.
Có thể áp dụng những món ăn cho người cao huyết áp từ những loại hoa quả kể trên. Hoa quả rất tốt cho sức khỏe của chúng ta, hãy bổ sung thêm hoa quả trong bữa ăn của bạn nhé. Chúc bạn luôn khỏe.

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2016

Phấn hoa cùng những công dụng chữa bệnh tuyệt vời

Phấn hoa mật ong hay còn gọi là những tế bào sinh sản của giống đực loài hoa được chính những chú ong mang về từ những bông hoa đực. Đây được xem là một dược phẩm tự nhiên vô cùng tốt cho sức khỏe vì chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được đánh giá cao hơn cả những thực phẩm dinh dưỡng như trứng, sữa. Nhờ vậy, người ta ứng dụng phấn hoa vào việc điều trị bệnh và mang lại những hiệu quả đáng kể. 

Sau đây là những căn bệnh mà phấn hoa có thể đảm nhận tốt nhất như:
– Cao huyết áp, xơ vữa động mạch
– Đái tháo đường
– Rối loạn
Tác dụng của phấn hoa có thể chữa nhiều bệnh
– Lipit máu
– Viêm gan, bệnh về gan
– Ung thư, hỗ trợ điều trị trong giai đoạn hoá trị
– Bệnh đường tiêu hoá (dạ dày, ruột…)
– Viêm tiền liệt, u phì đại tiền liệt tuyến
– Parkinson (run tay chân, giảm trí nhớ…)
– Liệt dương, suy giảm tình dục
– Vô sinh
– Hội chứng tiền mãn kinh
– Đau đầu, rối loạn tiền đình
– Bệnh võng mạc, suy giảm thị lực
– Lao lực
Lựa chọn phấn hoa thế nào?
Nếu từng bị dị ứng phấn hoa, tốt nhất không sử dụng vị thuốc này chữa bệnh
– Những người có tiền sử dị ứng phấn hoa thì không nên sử dụng phấn hoa ong.
– Không sử dụng phấn hoa đã bị biến chất (ẩm mốc, mùi khó chịu)
– Phấn hoa có nhiều màu và kích thước hạt khác nhau tùy theo loại hoa cho phấn.
– Phấn hoa tốt nhất: Màu tươi sáng, khô, mùi thơm, vị bùi ngọt. Phấn hoa rừng có nhiều màu khác nhau đỏ, vàng, nâu, trắng là loại tốt nhất.
– Để đảm bảo được tác dụng của phấn hoa trong thời gian dài, hãy bảo quản phấn hoa ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp, tốt nhất nên chứa trong lọ thủy tinh, trong hộp sữa bột đã rửa kỹ, trong túi ni lông và lưu ý đậy hoặc buộc kỹ vì phấn hoa hút ẩm mạnh.
– Trộn lẫn phấn hoa và mật ong theo tỷ lệ 1 – 1 sau đó cho vào lọ đậy kín cho vào tủ lạnh hoặc để chỗ thoáng mát sẽ thành cao bảo quản được rất lâu. Cao mật phấn dẻo quánh và rất thơm ngon bổ dưỡng.
Hướng dẫn cách ăn phấn hoa với nhiều người sử dụng
Muốn chữa bệnh bằng phấn hoa, hãy học cách sử dụng phấn hoa trước
– Bước 1: hoà 3 thìa phấn hoa vào 100ml nước sôi (hoặc nước ấm), khuấy nhanh cho tan hết, chế thêm nước lạnh cho nguội bớt và pha thêm vào chút mật ong cho đủ ngọt ta đã có một cốc sinh tố bổ dưỡng hơn bất kỳ loại sữa dinh duỡng nào.
– Bước 2: trộn khoảng 1/2 đến 1 thìa phấn hoa vào cháo, bột, nấu chín dùng cho trẻ nhỏ.
– Bước 3: phấn hoa ngâm rượu 100g/l cho thêm mật ong thành rượu bổ cao cấp.
Ngoài những công dụng nói trên, phấn hoa còn được nhiều người sử dụng để đắp mặt làm đẹp da. Lưu ý là bạn hãy tìm hiểu kỹ cách sử dụng phấn hoa trước khi sử dụng nhé.

Vô tình gây hại sức khỏe vì uống nước sai cách

Nước là thành phần không thể thiếu cho cơ thể con người, 75% cơ thể chúng ta là nước. Ai trong chúng ta đều phải uống đủ một lượng nước mỗi ngày để duy trì sự sống lẫn sức khỏe. Không chỉ thế nước còn có tác dụng giúp tăng cường chuyển hóa các chất, tốt cho quá trình điều tiết, và tốt cho da,... Tuy nhiên chính vì uống nước như một hoạt động quen thuộc nên chúng ta ít khi quan tâm đến việc uống như thế nào là tốt. Sẽ có những thói quen uống nước lầm tưởng như tốt hoặc vô hại nhưng thực chất gây ra những tác hại không ngờ. 

Uống nước khi vừa đun sôi có thể gây nguy hiểm đến tính mạng
Bạn nghĩ rằng uống nước ngay khi vừa đun sôi sẽ tiệt trùng và tốt cho sức khỏe Nhưng đó chính là một quan niệm sai lầm, thói quen uống nước ngay khi vừa đun sôi có thể làm tăng nguy cơ mắc cácbệnh ung thư. Trong quá trình đun sôi các chất clo dùng để khử trùng nước sẽ kết hợp với các hợp chất hữu cơ có sẵn trong nước để tạo nên hợp chất nguy hiểm gây ung thư: halogen hóa hydrocacbon, chloroform.
Uống nước đun sôi nhiều lần có thể gây nguy hiểm đến tính mạng
Nhiều người nghĩ rằng việc uống nước đun sôi nhiều lần càng tốt cho sức khoẻ vì khi đun lại nhiều lần sẽ diệt hết được vi khuẩn tuy nhiên việc đun lại nhiều lần lại tạo ra các loại kim loại nặng không tốt chosức khỏe như chì, cadimium, … và nitrat.
Khi nước đun sôi nhiều lần sẽ trải qua quá trình thuỷ phân và làm tăng hàm lượng nitrat và các kim loại năng có trong nước. Khi cơ thể hấp thụ nước các kim loại nặng sẽ gây hại cho sức khoẻ và làm ảnh hưởng đến hoạt động chuyển máu của cơ thẻ, làm tăng nhịp đập của tim, hệ hô hấp hoạt động chậm,… Nguy hiểm hơn là khi kéo dài thói quen uống nước đun lại nhiều lần và chịu tác động xấu của môi trường và cơ địa con người thì nước cũng có thể la nguyên nhân dẫn đến cái chết của bạn
Uống nước tự do sẽ gây hại cho sức khỏe
Theo khuyến cáo của các chuyên gia thì việc uống từ 1,5 – 2 lít mỗi ngày là tốt cho sức khoẻ. Nhưng nếu việc uống nước của bạn tự do, không điều độ cũng sẽ gây tổn hại cho sức khỏe bạn. Nhiều người có thói quen chỉ khi nào khát nước thì mới uống, điều đó thực sự là điều sai lầm. Vì khi đó cơ thể đã mất đi một lượng nước cần thiết để tham gia vào quá trình trao đổi chất, tuần hoàn, hô hấp trong cơ thể. Hơn nữa, khi khát họ lại uống quá nhiều nước trong một thời gian ngắn, điều đó đã khiến cơ thể từ trạng thái mất nước chuyển sang quá tải nước và gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
Uống nước tự do có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ
Vì vậy, để đảm bảo sức khoẻ thì bạn nên uống nước một cách khoa học và có điều độ, cứ 20 phút lại bổ sung 100ml nước cho cơ thể là phù hợp nhất. Việc bạn cung cấp đủ nước có điều độ để đảm bảo cho các cơ quan trong cơ thể có thể hoạt động nhịp nhàng và hiệu quả nhất.
Uống nước ngọt có gas thay nước lọc
Rất nhiều người có sở thích uống nước ngọt có gas để giải tỏa cơn khát và cảm thấy tinh thần phấn chấn hơn đặc biệt trong những ngày tiết trời nắng nóng, thậm chí họ có thể uống thay nước lọc. Thói quen uống nước sai cách này cực kỳ nguy hiểm, bởi trong nước ngọt có gas có rất nhiều hóa chất gây hại sức khỏe chúng sẽ khiến, tim đập nhanh, tạo cảm giác phấn chấn giả tạo và sau đó bạn sẽ cảm thấy mệt hơn rất nhiều, nó cũng có thể làm cho bạn bị chứng đầy hơi, khó tiêu, khả năng hấp thu dưỡng chất kém, đồng thời lượng đường trong nước ngọt có gas còn có thể làm gia tăng nguy cơ béo phì của bạn.
Thói quen uống nước có gas chứa nhiều hoá chất gây hại cho sức khoẻ
Uống nước đóng chai
Nhiều người nghĩ rằng, uống nước đóng chai sẽ có lợi hơn nước đun sôi. Tuy nhiên, việc dùng nước đóng chai nhiều lần không đảm bảo sức khỏe người dùng, bởi uống nước đóng chai không chứa fluoride và rất nhiều người trưởng thành phải chịu sự thiếu hụt fluoride – nguyên nhân dẫn đến bệnh sâu răng. Bạn hãy dùng nước đã được làm tinh khiết bằng hệ thống lọc nước, điều này giúp loại bỏ những tạp chất có trong nước.
Uống nước đóng chai làm giảm sự thiếu hụt Fluoride
Uống nước quá lạnh
Uống nước quá lạnh sẽ khiến cho các vi mạch máu trong dạ dày, ruột bị co thắt lại. Điều đó sẽ làm giảm chức năng tiêu hóa, sát khuẩn của hai cơ quan này và dẫn đến cơ thể dễ bị đau bụng và tiêu chảy cấp.
Uống nước lạnh khiến ruột bị co thắt lại
Uống nước khi đang ăn
Nếu uống nước khi đang ăn, hệ tiêu hóa sẽ bị “đe dọa”, nhất là hoạt động của dạ dày. Vì theo các nhà khoa học, nước sẽ pha loãng các dịch vị được tiết ra để tiêu hóa thức ăn. Đồng thời làm tăng lượng insulin trong cơ thể và tích tụ chất béo.
Uống nước khi đang ăn sẽ gây tổn hại đến các hoạt động của dạ dày
Nước có thể giúp cơ thể khỏe mạnh, nhưng cũng có thể khiến cho sức khỏe bị tổn hại. Vì vậy, hãy thay đổi ngay thói quen uống nước sai cách mà hàng ngày bạn vẫn đang duy trì, để sức khoẻ bạn luôn dồi dào và viên mãn nhất nhé.

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Bạn có đang dùng loại thuốc thoát vị đĩa đệm phù hợp?

Dù có thể nói, sẽ không chắc chắn một loại thuốc nào đó là tốt nhất vì tùy người sẽ có một cơ địa phù hợp với một loại thuốc khác nhau, khi chọn được đúng loại thuốc thì hiệu quả chữa trị mới có thể tối ưu nhất. Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chữa thoát vị đĩa đệm. Tùy theo cách phân loại mà thuốc trị thoát vị đĩa đệm có thể được chia thành 2 hay nhiều hơn 2 loại. Tuy nhiên, chung quy điều quan trọng nhất mà người bệnh cần biết nhất là hiệu quả mà thuốc mang lại vì không phải loại thuốc nào cũng có tác dụng như nhau, tùy vào từng mục đích sử dụng. 
Thuốc trị thoát vị đĩa đệm “tạm thời”: loại thuốc này đa phần sẽ trị nhanh các triệu chứng của căn bệnh thoát vị đĩa đệm, các loại thuốc giảm đau là điển hình cho loại thuốc này, phổ biến như: paracetamol, sapirin, codein, skenan, dolargan,… Tuy nhiên những loại thuốc này chỉ nên dùng dưới sự chỉ định của bác sĩ vì thường sẽ có kèm theo tác dụng phụ như làm giảm trí nhớ, suy giảm chức năng gan,… khi dùng trong thời gian dài.
Thuốc trị thoát vị đĩa đệm tận gốc: Đây thực sự mới là loại thuốc mà người bệnh nên tìm đến, bởi thuốc sẽ có những dược tính giúp chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Nhóm này có thể là thuốc Bắc, thuốc Nam, thuốc Đông y, thảo dược cổ truyền,… Những phương thuốc này bào chế chủ yếu từ các loại cây, thảo dược thiên nhiên nên tác dụng sẽ không thể hiện ngay tức khắc như thuốc trị tạm thời mà phải dùng trong thời gian dài hơn mới phát huy tác dụng tuy nhiên khi đã chữa khỏi bệnh thì sẽ khỏi hoàn toàn từ gốc, ít có nguy cơ tái lại.
Lưu ý: Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh về xương khớp, do đó, ngoài điều trị bằng thuốc, người bệnh cũng nên có chế độ sinh hoạt hợp lý cùng với thường xuyên luyện tập các bài tập phụ trợ và thường xuyên thăm khám bác sĩ để theo dõi tình trạng bệnh tốt nhất.


Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016

6 bài thuốc dân gian chữa đau nhức hiệu quả

Dù Tây y ngày càng phát triển nhưng song song đó, những bài thuốc dân gian vẫn được nhiều người tìm kiếm và sử dụng bởi hiệu quả cùng sự an toàn mà nó mang lại. Sau đây là những bài thuốc đơn giản, dễ tìm và dễ thực hiện nhưng mang đến kết quả vô cùng hữu hiệu.
Ngải cứu trắng nướng nóng : Lá ngải cứu trắng rửa sạch, cho muối vào và đổ nước nóng lên, dùng đắp vào khớp. Đắp ngải cứu muối ấm vào khi sưng khớp sẽ làm giảm cơn đau, giảm sưng khớp. Còn với
Ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng :Tốt nhất ngâm chân từ 15-30 phút một lần mỗi ngày, vào thời gian thuận lợi. Nước muối ấm và gừng cũng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân. Ngâm chân bằng nước ấm hằng ngày vào buổi tối không chỉ có lợi cho chân mà còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh cho toàn thân.
Đu đủ và 30g mễ nhân sống :Cả hai rửa sạch cho vào nồi nhỏ, đổ vào một chén nước, để nhỏ lửa nấu cho tới khi thấy mễ nhân chín mềm thì cho vào một ít đường trắng. Dùng trong một thời gian sẽ thấy chứng đau lưng giảm hẳn.
Lá lốt chữa đau nhức xương khớp khi trời lạnh:5-10g lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn ½ bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày. Hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.
Cỏ trinh nữ chữa thấp khớp, đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại: Rễ trinh nữ đã thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm (20-30g) sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Nếu dược liệu nhiều có thể nấu thành cao lỏng, rồi pha rượu để dùng dần.
Mật ong và bột quế chữa viêm khớp mãn tính:

Bạn có thể uống một cốc nước nóng với hai thìa mật ong và một muỗng nhỏ bột quế hai lần mỗi ngày. Nếu uống thường xuyên, thậm chí cả viêm khớp mãn tính cũng có thể được chữa khỏi.
Chúc bạn thành công khi áp dụng một trong những cách trên vào việc chữa trị đau nhức xương khớp.

Thực phẩm tốt cho chữa thoát vị đĩa đệm?

Như đã chia sẻ ở các bài viết trước, thoát vị đĩa đệm tức xương cột sống người bệnh sẽ bị yếu đi, nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra gây chèn ép dây thần kinh xung quanh, vị trí 2 đốt sống ngay vị trí bị thoát vị xít lại gần nhau. Do đó, người thoát vị đĩa đệm cần bổ sung chất dinh dưỡng có tác dụng duy trì sụn khớp, tránh tình trạng bệnh diễn biến xấu đi, qua đó cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng, canxi, magie để kích thích tái tạo sụn mới. Thực phẩm tự nhiên giàu vitamin C, D, E sẽ hỗ trợ tốt cho sức khỏe sụn. Ngoài ra, cũng nên bổ sung thêm glucosamine và chondroitin.

Những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nói trên: Thực phẩm giàu canxi: sữa, các chế phẩm từ sữa, các loại rau xanh nhiều canxi như rau diếp, bông cải xanh, cải thìa,…Thực phẩm giàu protein không chứa chất béo: thịt nạt, thịt gà không da và các loại đậu,…hạn chế các loại thịt đỏ. Uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh giúp thanh lọc, thải độc tố cho cơ thể.
Ngoài ra, ăn như thế nào cũng rất quan trọng, phải ăn đúng cách thì cơ thể mới có thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất. Ăn quá nhiều chất dinh dưỡng cùng một lúc cơ thể sẽ không hấp thu được hết mà đôi khi dẫn đến tác dụng ngược gây hại đến cơ thể như tăng cân, béo phì cùng nhiều bệnh lý đi kèm, trường hợp cụ thể có thể kể đến là áp lực đè nặng lên cột sống tăng theo, lúc này bệnh không thuyên giảm mà còn trở nên nặng hơn. Những chú y nhỏ nên biết như: không ăn quá nhiều cá giàu Omega 3 (cá hồi, cá ngừ), chỉ nên ở khoảng 900 gram và chia là 2 – 3 lần/tuần. Không ăn nhiều lòng đỏ trứng (vì chứa nhiều cholesterol), khoảng 3 lần/tuần bổ sung 900 – 1200 gram thịt gia cầm không da và trứng.
Hãy ăn uống một cách thông minh để giúp cơ thể khỏe mạnh, sớm khỏi bệnh và có một sức khỏe tốt !

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2016

Thoát vị đĩa đệm chữa hết mà không cần dùng thuốc?

Khi phát hiện bệnh thoát vị đĩa đệm, phần lớn những bệnh nhân nhẹ sẽ tiếp cận phương pháp dùng thuốc, tuy nhiên còn rất nhiều phương pháp khác giúp chữa thoát vị đĩa đệm đơn giản và hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm cho bạn một số phương pháp giúp điều trị thoát vị đĩa đệm giúp bạn có thể linh hoạt trong vận động mà quên đi những đau đớn mà căn bệnh này mang tới.

Phương pháp điều trị bằng cách thư giãn:
   Liệu pháp massage: giúp tăng cường máu lưu thông, loại bỏ những cơn đau nhức. Bạn có thể thực hiện phương pháp này bằng cách dùng tay xoa đều những vùng bị đau từ 10-15 phút mỗi ngày.
   Thay đổi tư thế ngủ: Tư thế ngủ tốt nhất là trên một bề mặt bằng phẳng, tránh dùng gối quá mềm hoặc quá cứng, quá cao hoặc quá thấp đề không tốt cho cột sống, sẽ làm cột sống bị cong, nên tránh tư thế nằm sấp, đây là tư thế gây hại cho cột sống nhất. Mỗi người trưởng thành thường dành khoảng 6 đến 8 giờ cho việc ngủ nên không thể bỏ qua phần quan trọng này.
   Tập yoga: đây là phương pháp vô cùng tốt cho những người bệnh thoát vị đĩa đệm, giúp chữa bệnh cực kỳ hiệu quả. Giúp luyện tập cho một khung xương dẻo dai, chắc khỏe.
Phương pháp điều trị bằng cách vận động:
   Đi bộ: vì thoát vị đĩa đệm là tình trạng cột sống đang bị tổn thương, không khỏe nên sẽ không phù hợp cho các môn thể thao hay các bài tập nặng sức, đi bộ được xem là giải pháp tốt nhất, phù hợp với người bệnh thoát vị đĩa đệm. Mỗi ngày 1 bệnh nhân có thể đi bộ trong khoảng 30 phút, nhẹ nhàng và đều đặn sẽ cải thiện tình trạng bệnh rõ rệt.
   Tập cho các vùng cơ bắp xung quanh: những bài tập cho cơ đùi, cơ vai rất tốt trong việc củng cố khả năng chịu áp lực của cơ thể, qua đó cũng giúp căn bệnh thoát vị đĩa đệm thuyên giảm. Ngoài ra việc tập luyện các vùng cơ quanh cột sống sẽ giúp nâng cao khả năng chịu áp lực của cột sống và đĩa đệm.
Qua các phương pháp được đề cập trên, hy vọng bạn có thể lựa chọn được những phương pháp phù hợp với mình và áp dụng đều đặn thường xuyên để thấy được hiệu quả, cải thiện tình trạng bệnh. Ngoài ra cũng có thể kết hợp với việc dùng thuốc để mang lại kết quả  nhanh và hiệu quả nhất. Chúc bạn sớm khỏi bệnh và có một sức khỏe thật tốt.

Thực phẩm cho người thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh phổ biến hiện nay. Ngoài các phương pháp chữa trị, một phần quan trọng mà người bệnh nên tìm hiểu đó là chế độ dinh dưỡng hay những thực phẩm nên bổ sung cho cơ thể để có thể điều trị bệnh hiệu quả nhất.Dưới đây là một số những lời khuyên dành cho người bệnh thoát vị đĩa đệm trong ăn uống để có được một chế độ dinh dưỡng tốt nhất, có sức khỏe để vượt qua những biến chứng mà căn bệnh mang lại và sớm khỏi bệnh.
Đầu tiên, chế độ ăn uống hợp lý là đảm bảo được cân nặng, không gây ra sức ép lớn lên khung xương, khiến bệnh trở nên nặng hơn. Vì vậy, người bệnh nên bổ sung nhiều khoáng chất và vitamin như thực phẩm giàu canxi, vitamin A, E D,… Những thực phẩm được khuyến cáo nên ăn là các loại hải sản như tôm, cua và sữa giúp bổ sung canxi và làm chắc khỏe sụn. Các loại cá như cá ngừ, cá hồi sẽ cung cấp nhiều acid béo omega-3 rất tốt cho người thoát vị đĩa đệm. Những loại súp từ xương hầm sẽ cung cấp nhiều glucosamine và chondroitin – những chất giúp duy trì sụn khỏe.
Ngoài ra thì rau, củ, quả có màu sắc tươi như súp lơ, ớt chuông, rau cải xanh sẽ cung cấp vitamin A, C dồi dào, tăng cường đề kháng cơ thể, chống lão hóa, góp phần bảo vệ xương và khớp.

Qua những thực phẩm kể trên, người bệnh nên sắp xếp vào khẩu phần ăn hợp lý, kiên trì cùng với các phương pháp trị bệnh khác để sớm khỏi bệnh và có sức khỏe tốt.

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016

Chữa thoát vị đĩa đệm qua 3 bài tập yoga

Yoga từ lâu đã chứng minh được sự hiệu quả trong quá trình luyện tập, giúp cơ thể, xương khớp thư giãn, dẻo dai, tinh thần tốt, giảm căn thẳng, stress,...ngoài ra, người ta còn có thể vận dụng yoga vào chữa bệnh. Sau đây là 3 bài tập yoga giúp điều trị thoát vị đĩa đệm.
Bài tập”rắn hổ mang”
 Khi tập động tác này, bạn sẽ cảm thấy được những lực tác động vào vùng thắt lưng, kéo giãn dây chằng. Bạn tập luyện động tác này mà cảm thấy nóng ở vùng thắt lưng là có nghĩa bài tập đang phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó nó cũng sẽ tác động đến dây thần kinh thị giác, từ đó giúp đôi mắt sáng hơn. Những bệnh nhân đang ở giai đoạn đầu của bệnh thoát vị đĩa đệm thì bài tập này là sự lựa chọn hoàn hảo.
Cách thực hiện:
Tư thế nằm sấp, dùng 2 tay chống xuống sàn rồi đẩy người lên cao. Tư thế tương tự như hình con rắn hổ mang đang ngóc đầu dậy.
Giữ nguyên tư thế trong khoảng 20-30 giây. Sau đó trở về tư thế cũ và thực hiện tiếp tục bài tập.
Kết hợp với việc hít thở đều đặn trong quá trình luyện tập. Điều này sẽ giúp bạn điều hòa nhịp thở và tăng cường hiệu quả của bài tập.
Bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm hình cây cầu
 Tác dụng của bài tập này sẽ giúp bạn tăng khả năng đàn hồi của cột sống, chỉnh sửa lại các chấn thương bên trong đĩa đệm, đặc biệt là ở vị trí cổ và lưng.
Cách thực hiện như sau:
Tư thế nằm ngửa, từ từ đẩy mông lên cao.
Dùng chân đẩy xuống đất để lấy lực nâng đỡ cơ thế. Tay đặt xuôi theo cơ thể và hỗ trợ nâng phần thắt lưng. Tư thế của bài tập này tương tự như cây cầu.
Giữ tư thế trong khoảng 15-20 giây. Trở về trạng thái ban đầu và tiếp tục các động tác.
Tư thế vặn mình
 Tư thế vặn mình sẽ giúp cho vùng cơ lưng được luyện tập, tác dụng lên các gai cột sống giúp cột sống linh hoạt hơn.
Tư thế này thực hiện đơn giản bằng cách:
Ngổi trên mặt phẳng, chân duỗi thẳng.
Sau đó, bạn co 1 chân lên, chân còn lại vắt chéo lên chân duỗi thẳng. Tay vắt chéo chân, tay còn lại chống sàn làm lực đỡ cơ thể.
Quay người ra sau. Thở đều. Giữ tư thế trong vòng 10 giây. Tương tự thực hiện cho bên còn lại.
Dù các bài tập yoga đóng vai trò quan trọng nhưng không có nghĩa là nó thay thế tất cả các biện pháp trị liệu. Hãy đến gặp bác sĩ để nhận được những lời khuyên cụ thể cho sức khỏe bản thân nhé!

Thoát vị đĩa đệm nên kiêng gì?

Ai cũng cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, hấp thu tốt thì cơ thể mới khỏe mạnh. Đối với người bệnh, chế độ dinh dưỡng lại càng phải được chú trọng nhiều hơn. Ngoài những thực phẩm cần bổ sung, người bệnh cũng quan tâm đến những thực phẩm cần tránh, cần hạn chế trong quá trình điều trị bệnh. Vậy, “Người bệnh thoát vị đĩa đệm không nên ăn gì?”

-        Tránh những thực phẩm có chất tác dụng với canxi, magie, protein,…sẽ làm những chất này tiêu hủy mất, không thể hấp thụ vào cơ thể. Những thực phẩm giàu các chất như phốt pho (có trong thịt chó, bò, đường, rượu, bia, nội tạng động vật,…) sẽ làm mất canxi.
-        Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ cũng như những thức ăn chế biến với nhiều dầu mỡ như chiên, xào.
-        Không nên ăn nhiều đồ ăn mặn hoặc ngọt như bánh, kẹo.
-        Tránh dùng những thực phẩm có chất kích thích như café, thuốc lá, bia, rượu,…
-        Thực phẩm với hàm lượng purin và fructozo cao như cá trích, thịt gia súc, gan, thịt lợn muối.
Ngoài ra nên uống nhiều nước để kích thích quá trình trao đổi chất và thải độc tố. Khuyến cáo nên dùng những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có tác dụng tạo sụn, kích thích tái tạo sụn mới và duy trì sụn khỏe như protein, canxi, magie,….
Điều trị đúng cách cùng chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp đẩy nhanh quá trình điều trị. Kiêng cử tốt thì hiệu quả mang lại sẽ cao hơn, hãy lên kế hoạch ăn uống ngay hôm nay để bạn và người thân đều khỏe mạnh. Chúc những bệnh nhân sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh.

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

Kéo giãn cột sống trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nguy hiểm?

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh phổ biến hiện nay. Theo đó, y học ngày càng phát triển, ngoài các loại thuốc, ngày càng có nhiều phương pháp mới ra đời nhằm giúp bệnh nhân có nhiều hướng lựa chọn phương pháp chữa trị hiệu quả ngoài phẫu thuật. Phương pháp kéo giãn cột sống là một trong những phương pháp mới trong chữa trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và được đánh giá là hiệu quả và an toàn.
Sơ lược về phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương pháp kéo giãn cột sống

-Đây là phương pháp giúp làm giảm áp lực đĩa đệm, giúp đĩa đệm di chuyển về vị trí ban đầu và tăng cường chuyển hóa trong đĩa đệm.

-Phương pháp này được dùng trong trường hợp đau thắt lưng cấp, bán cấp hoặc mãn tính do thoái hóa đĩa đệm hoặc thoát vị đĩa đệm thắt lưng.

- Dụng cụ: hiện trong y tế có rất nhiều loại máy được sử dụng cho phương pháp điều trị này. Lực kéo tùy thuộc vào từng bệnh nhân, phụ thuộc vào trọng lượng, mức độ, tình trạng bệnh,…

- Thời gian cho mỗi lần điều trị khoảng 20 phút, sau mỗi lần điều trị, bệnh nhân sẽ nằm nghỉ tại giường khoảng 30 phút hoặc đeo đai lưng sau đó vài giờ. Một liệu trình trị liệu khoảng từ 10 đến 20 ngày.

Hy vọng qua bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về cách điều trị này, giúp người bệnh có thêm cơ sở để lựa chọn cho mình phương pháp điều trị bệnh tốt nhất. Chúc bạn sớm khỏi bệnh và có một sức khỏe tốt.

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2016

Chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả với bài thuốc Nam dễ tìm

Ngày nay, với các tác dụng hiệu quả mà các bài thuốc cổ truyền mang lại, người bệnh thoát vị đĩa đệm thường quay về tìm những bài thuốc dân gian hơn là sử dụng thuốc tây y với tiềm ẩn các tác dụng phụ không mong muốn. Sau đây là một số gợi ý về sử dụng thuốc Nam trong điều trị thoát vị đĩa đệm.

Bài thuốc từ quả Dền gai:
Dền gai trong y học cổ truyền được xem là vị thuốc có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh; có tác dụng thanh nhiệt cho cơ thể, lợi tiểu, trừ thấp, thu liễm ngừng tả. Được dùng chủ yếu để trị phù thũng, các bệnh liên quan đến thận, chữa lỵ và làm thuốc điều kinh. Hơn nữa, dền gai mọc quanh năm và được trồng ở nhiều nơi, thậm chí là mọc hoang.
Với kinh nghiệm hơn 40 năm theo nghề y, lương y Nguyễn Vinh Quang (Thừa Thiên – Huế) cho rằng có thể chữa khỏi căn bệnh thoát vị đĩa đệm bằng cây thuốc nam. Bài thuốc nam chữa bệnh đơn giản mà hiệu quả được nhiều người truyền tai nhau cách dùng là sự kết hợp giữa dền gai và 5 loại thuốc khác nhưng cũng đơn giản và dễ tìm: cây chìa vôi, cây cỏ xước, tầm gửi, cỏ ngươi và lá lốt.
Cách dùng các bài thuốc nam trị thoát vị đĩa đệm.
Chuẩn bị nguyên liệu: Hái các vị thuốc về, rửa sạch thái nhỏ rồi phơi khô.
Sắc thuốc để dùng: Dùng 20 – 30 gram mỗi vị thuốc trộn đều với nhau dùng để nấu nước uống hàng ngày.
Thuốc đã sắc xong mùi thơm và vị đắng nhẹ, dùng nước thuốc uống hàng ngày thay cho dùng nước. Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm này không gây tác dụng phụ nào nên người bệnh không cần lo lắng về liều dùng. Trong quá trình uống thuốc không cần kiêng cữ bất cứ điều gì. Người bệnh sẽ thuyên giảm sau vài tháng kiên trì uống thuốc.

Tuy nhiên nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng bất kì loại thuốc nào trong quá trình điều trị. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích cho các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Chúc bạn có một sức khỏe tốt.

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

Lo lắng với căn bệnh thoát vị đĩa đệm khi mang thai

Căn bệnh thoát vị đĩa đệm theo nghiên cứu không gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Người mẹ có thể an tâm phần nào đến vẫn đề này. Tuy nhiên, căn bệnh này sẽ thường gây cảm giác đau đớn, khó chịu cho người mẹ, vì sự liên kết giữa mẹ và thai nhi nên ít nhiều khi tâm trạng, thể chất của mẹ không tốt cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến đứa bé.
Dùng thuốc như thế nào khi thoát vị đĩa đệm lúc mang bầu?
Có một điều bạn nên biết là dù có thai hay không thì khi bệnh thoát vị đĩa đệm bạn vẫn cần dùng thuốc. Tuy nhiên khi mang thai, bạn sẽ cần lưu ý thêm, phải chọn loại thuốc có thành phần mà người mang thai có thể dùng được. Do đó, khi mang thai, bạn cần báo cho bác sĩ biết để theo dõi để được tư vấn và chọn loại thuốc phù hợp để điều trị.
Những điều cần làm khi mang thai để hạn chế những triệu chứng thoát vị đĩa đệm.
Dưới đây là một số gợi ý dành cho người mang thai:
-         Không dùng thuốc mà không rõ thành phần có ảnh hưởng đến người mang thai hay không.
-         Chú ý giữ gìn sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần luôn trong trạng thái tốt nhất.
-         Bổ sung dinh dưỡng, đặc biệt là canxi vừa đủ cho mẹ lẫn thai nhi.

Hy vọng qua bài viết bạn đã phần nào yên tâm hơn nếu đang bị thoát vị đĩa đệm khi mang thai. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tìm đến các chuyên gia tư vẫn sức khỏe để nhận được sự tư vẫn cụ thể về cách chăm sóc trong quá trình mang thai.


Nguyên nhân bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng có thể tránh

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống lưng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó không thể bỏ qua những nguyên nhân chính đến từ những thói quen, hoạt động hằng ngày mà bạn không hề nghĩ đến. Cùng tìm hiểu.
Yếu tố tác động từ bên trong:
-         Thiếu dinh dưỡng: Hệ thống xương khớp không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết  làm đĩa đệm bị yếu đi. Tuy nhiên nếu cung cấp quá nhiều dinh dưỡng cho cơ thể dẫn đến béo phì cũng làm cho đĩa đệm chịu nhiều áp lực hơn cũng là nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy cần có một chế độ dinh dưỡng hợp  lý ngay từ hôm nay để có một cơ thể khỏe mạnh.
-         Thoái hóa: Thường xảy ra ở người già, theo thời gian nước trong đĩa đệm giam dần làm giảm tính đàn hồi của nhân đệm.
-         Các bệnh lý liên quan: Người mắc phải các bệnh về cột sống như thoái hóa cột sống, gai cột sống,… cũng sẽ dễ mắc các bệnh thoát vị đĩa đệm.
-         Di truyền: Khi bố hoặc mẹ có cấu trúc đĩa đệm yếu bất thường thì nguy cơ con sinh ra mắc bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ cao hơn.

Yếu tố tác động bên ngoài:
-         Do chấn thương: Các chấn thương từ tai nạn lao động, tai nạn giao thông gây ảnh hưởng đến cột sống dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống lưng.
-         Thói quen sinh hoạt: Tư thế ngồi làm việc hoặc tư thế khuân vác không đúng cách làm cong vẹo cột sống. Tập thể dục thể thao quá sức hoặc không đúng cách. Hơn nữa, khi đau mỏi bạn còn thường có thói quen xoay hoặc lắc mạnh để giảm đau đây cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến xương khớp về lâu dài.
-         Tính chất công việc: Nhân viên văn phòng phải ngồi làm việc trong khoảng 8-10 tiếng/ngày trước màng hình máy tính, tư thế ngồi không đúng, cúi đầu lâu sẽ ảnh hưởng không tốt đến cột sống. Người lao động, khuân vác phải khiêng nặng thường xuyên, áp lực đè lên cột sống cao.

Hãy tạo các thói quen tốt hôm nay để phòng bệnh về sau. Chúc các bạn có một sức khỏe tốt.

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2016

Tìm hiểu về phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng laser

Cùng với những nhược điểm mà phương pháp mổ hở mang lại như hở mang lại một số nhược điểm là nhiều biến chứng có thể xảy ra như nhiễm trùng máu, viêm vùng mổ, tăng sinh mô xơ sợi làm dính rễ thần kinh, tê liệt 1 phần hoặc toàn bộ cơ thể, thậm chí nặng nhất là tử vong do sốc phản vệ với phương pháp này. Ngoài ra, người bệnh phải nằm viện 5-10 ngày, gây cản trở công việc và sinh hoạt,… thì cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng laser là cách nhanh chóng và hiệu quả mà không cần gây mê. Cùng tìm hiểu về phương pháp này:

1.       Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng laser và ưu điểm.
Cách chữa bệnh bằng laser:
  • Hệ quang dẫn truyền dẫn năng lượng laser đến nhân nhầy của đĩa đệm. bằng sự quan sát của 1 X-quang tăng sang truyền tính hiều hình ảnh ra màn hình bác sĩ.
  • Năng lượng laser sẽ làm đông và bốc bay một phần nhân nhầy ở vị trí nhân bị thừa ra.. Giúp đĩa đệm trở về lại trạng thái ban đầu.
  •  Suốt quá trình phẫu thuật, bệnh nhân không cần phải gây mê, mổ xong không để lại sẹo và bệnh nhân có thể về nhà ngay sau 3-5 giờ.
  •  Nếu tình trạng bệnh hiện tại của bạn là nhẹ, trung bình là người bận rộn, không có nhiều thời gian, bạn muốn nhanh chữa khỏi căn bệnh này, bạn sợ phải chịu những rủi ro với phương pháp mổ hở truyền thống thì bạn nên thử phương pháp này.
2.       Nhược điểm laser có chữa khỏi bệnh thoát vị đĩa đệm.
Ngoài những lợi ích như trên, phương pháp này cũng có những bất lợi như: không dành cho những bệnh nhân mắc bệnh nặng, có xẹp, trượt đốt sống; chi phí cao (từ 30 triệu đồng) và chưa kể các chi phí phát sinh thêm.


Nếu bạn vẫn chưa sẵn sàng cho phương pháp này, chúng tôi có lời khuyên bạn dùng các loại thuốc phục hồi và dưỡng bệnh vì dù thế nào thì khi có tác động vật lý đến cơ thể vẫn dễ gây ra biến chứng về sau.

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2016

Tư thế ngủ sai là nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm

Căn bệnh thoát vị đĩa đệm xuất phát từ nhiều nguyên nhân, và đa phần mọi người vẫn nghĩ xuất phát từ những thói quen hằng ngày, lâu ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến cột sống, gây ra bệnh. Tuy nhiên, còn một nguyên nhân nữa thường gặp phải gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm mà nhiều người không quan tâm và thường mắc phải, đó­­ là ngủ sai tư thế. Mỗi ngày một người dành khoảng 6 đến 8 giờ để ngủ. Vậy có bao giờ bạn nghĩ tư thế khi nằm ngủ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể gây ra bệnh - điển hình là căn bệnh thoát vị đĩa đệm?

Nằm ngửa: Đây là tư thế phổ biến ở hầu hết mọi người. Tư thế này tuy không ảnh hưởng nhiều đến cột sống, tuy nhiên nếu dùng sai loại gối như quá mềm hay quá thấp, quá cao,… sẽ không tốt cho cổ, lâu ngày gây ra chứng đau mỏi vai gáy, cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng,…
Nằm nghiêng: Dù làm nằm nghiêng trái hay phải thì cũng đang gián tiếp gây sức ép lên các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể. Tuy nhiên có thể khắc phục bằng cách dùng nệm nâng đỡ để giảm áp lực, chọn đúng loại gối có độ cứng, độ đàn hồi vừa phải nhằm giúo cột sống luôn ở trạng thái tự nhiên, tránh được bệnh thoát vị đĩa đệm.
Nằm sấp: Đây là tư thế không tốt vì nằm sấp sẽ khiến cho các dây chằng của cơ thể bị căng và làm cột sống bị sai lệch. Biểu hiện là khi bạn tỉnh giấc sẽ các chứng nhức mơi, uể oải sau khi thức dậy, và nặng hơn nữa là thoát vị đĩa đệm.

Ngoài ra, nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cũng có thể đến từ việc ngồi sai tư thế, vận động sai tư thế,… vậy từ hôm nay, bạn nên bắt đầu luyện tập để sửa các thói quen không tốt , giúp cải thiện sức khỏe cột sống và phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm.

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2016

Một số cách chữa trị bệnh thoát vị đĩa đệm bằng Đông y

Với cách chữa thoát vị đĩa đệm theo phương pháp Tây y dù có ưu điểm là giảm đau nhanh , hiệu quả rõ nhưng cũng mang lại những bất lợi như chỉ chữa nhất thời, không tận gốc dẫn đến việc bệnh sẽ dễ tái lại hay xảy ra biến chứng. Ngày nay người ta dần quay về với cách chữa bệnh truyền thống từ thiên nhiên là sử dụng các bài thuốc Đông y với ưu điểm chữa trị bệnh tận gốc và hầu như không xuất hiện biến chứng,chi phí phải chăng. Sau đây là một số các phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y giúp bạn có thể kham khảo và chọn cách tốt nhất cho mình:
- Thảo dược: Xương rồng, cây chìa voi, ngải cứu là 3 trong số những loại thảo dược phổ biến trong Đông y cho việc chữa trị thoát vị đĩa đệm. Đây sẽ là những lựa chọn tốt nến bạn đang bị cơn đau của căn bệnh này mang lại.
- Xoa bóp, bấm huyệt: xoa bóp là phương pháp tác động trực tiếp đến cơ thể, các mạch máu, cơ quan cảm thụ. Đối với xương khớp, xoa bóp có tác dụng tăng cường dinh dưỡng tại chỗ, giãn cơ, giảm đau, hạn chế quá trình thoái hóa và phục hồi chức năng vận động.
- Châm cứu: Sẽ hiệu quả hơn nếu kết hợp cùng vật lý trị liệu và tập luyện. Châm cứu sẽ có tác dụng giúp người bệnh cải thiện tâm trạng và bớt đi mệt mỏi nếu được thực hiện đúng cách .
- Dùng thuốc Đông y: Đây là liệu pháp lâu dài với chi phí , đòi hỏi sự kiên trì ở bệnh nhân nếu muốn chữa bệnh tận gốc. Các loại thuốc Đông y được bào chế từ những loại thảo dược tự - với nguyên liệu từ thiên nhiên nên sẽ rất an toàn cho cơ thể.


Bài viết trên đã cung cấp một số cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp Đông y, hy vọng bài viết sẽ hữu ích và giúp bạn chọn được một cách chữa tốt nhất cho căn bệnh thoát vị đĩa đệm.

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2016

Chọn thuốc nào là tốt nhất để chữa thoát vị đĩa đệm

Trừ các trường hợp quá nặng thì đa số những trường hợp bị thoát vị đĩa đệm đều có thể hồi phục bằng các liệu pháp thần kinh cột sống, vật lý trị liệu hay sử dụng thuốc mà không cần nhờ đến phẫu thuật. Trong đó, phương pháp được nhiều bệnh nhân tìm đến nhất là dùng thuốc vì phương này đơn giản và dễ áp dụng nhất. Nắm bắt được nhu cầu đó mà trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc làm cho người bệnh hoang mang khi lựa chọn. Bài viết dưới đây hy vọng sẽ giúp bạn nhanh chóng có được loại thuốc phù hợp.

Các loại thuốc thoát vị đĩa đệm có thể kể đến như:
-       - Thuốc Tây - những tên thuốc Tây y có thể kể đến như: thuốc giảm đau (efferalgan codein, paracetamol), thuốc kháng viêm không chứa steroid (Celebrex, Mobic), một số loại thuốc giúp giãn cơ (Myonal). Ngoài ra còn có thuốc tiêm ngoài màng cứng hydrocortison.

-        -Thuốc Đông y - tuy có từ lâu đời, nhưng thuốc Đông y trị thoát vị đĩa đệm vẫn được rất nhiều người lựa chọn. Một số bài thuốc từ các loại thảo dược như ngải cứu, thiên niên kiện, ngũ gia bì,… rất tốt trong điều trị các bệnh về xương khớp. Hoặc các loại bào chế sẵn như Tọa Cốt Thống, Kiên Tý Hoàn,… cũng rất nổi tiếng trong lĩnh vực thuốc trị thoát vị đĩa đệm.


Thuốc kháng sinh trị thoát vị đĩa đệm thường đem đến các tác dụng phụ như ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, suy nhược cơ thể, phải phụ thuộc vào thuốc sau khi khỏi bệnh,… Điều này sẽ ít gặp hơn ở các loại thuốc Đông y. Tuy nhiên dù sử dụng loại thuốc nào vẫn cần có sự kiên trì và thường xuyên tham vấn bác sĩ để mang lại hiệu quả tốt nhất. Chúc bạn có một sức khỏe tốt !

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2016

Hiểu được nguyên nhân để có thể phòng tránh căn bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là một trong những căn bệnh về xương khớp phổ biến hiện nay, có nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này, dưới đây là ba nguyên nhân chính dẫn xuất phát từ thói quen sinh hoạt không hợp lý, qua đó có thể khắc phục để có một cơ thể khỏe mạnh hơn.

-        Ngồi làm việc trong thời gian dài: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến căn bệnh này. Khi ngồi trong thời gian quá lâu, các cơ xương không được nghỉ ngơi, cột sống chịu áp lực trong thời gian dài dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Để khắc phục, lời khuyên dành cho bạn là sau mỗi 40 phút ngồi làm việc, bạn nên đứng dậy, đi tới lui hoặc vặn người, hoạt động nhẹ hoặc thư giãn trong 5 phút.

-        Ít vận động, khi vận động lại vận động quá sức: Trường hợp này thường xảy ra ở những bạn ý thức được ý nghĩa của vận động, tuy nhiên không sắp xếp được thời gian hợp lý, đến khi có thời gian lại cố gắng hoạt động dồn dập khiến cơ thể chưa tích nghi kịp. Lời khuyên cho trường hợp này là chỉ nên dành 20 đến 30 phút mỗi ngày để rèn luyện sức khỏe, sau đó có thể tăng dần thời gian nếu có thể, không tăng đột ngột để cơ thể có thể tích nghi tốt.


-        Không cung cấp đủ canxi cho cơ thể: tình trạng này xảy ra do chế độ ăn uống không hợp lý, chúng ta thường nuông chiều bản thân, ăn theo sở thích chứ không ăn theo nhu cầu của cơ thể, dẫn đến sự mất cân bằng các chất dinh dưỡng trong cơ thể như thiếu canxi hay các dưỡng chất cần để duy trì xương khớp. Để có chế độ ăn uống hợp lý, bạn có thể nhờ đến lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng hay kham khảo các thực đơn có sẵn từ những tài liệu uy tính.

Những nguyên nhân trên nhiều người mắc phải nhưng cũng không khó để khắc phục. Hãy kiêng trì để có một sức khỏe

tốt nhé.