Nếu người bệnh không phát hiện sớm biểu hiện của bệnh thoát vị đĩa đệm dẫn đến chậm trễ trong việc điều trị hoàn toàn có thể phải đối mặt với biến chứng bại liệt.
Đĩa đệm có cấu tạo được hình thành bởi một lớp bao xơ dày và chắc bao bọc ở bên ngoài, bên trong có chứa một lượng chất nhầy nên thường được gọi là nhân nhầy. Dưới tác động của sự thoái hoá hay các vận động mạnh khiến cho lớp bao xơ bên ngoài bị rách. Khi đó, phần nhân nhầy sẽ qua vết rách và thoát ra ngoài, tạo nên khối thoát vị được gọi là thoát vị đĩa đệm.
Cách nhận biết biểu hiện của bệnh thoát vị đĩa đệm
Các cơn đau do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra thường diễn ra thành từng đợt, kéo dài trong khoảng từ 1 đến 2 tuần rồi lại tự hết. Đôi khi, số ít trường hợp có biểu hiện đau âm ỉ nhưng phần lớn sẽ xuất hiện các cơn đau dữ dội, đặc biệt mức độ đau tăng lên nhiều lần khi phải cúi gập người.
Bên cạnh đó, biểu hiện của bệnh thoát vị đĩa đệm còn được nhận biết qua cảm giác như có kiến bò, bị kim châm hay mất cảm giác ngay tại khu vực bị đau. Tuỳ thuộc vào vị trí của khối thoát vị mà cơn đau và cảm giác tê bì sẽ lan dọc theo cánh tay đến tận các đầu ngón tay hoặc xuống đến các đầu ngón chân.
Mỗi khi đứng lên hay ngồi xuống thì các biểu hiện của bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ xuất hiện một cách rất rõ rệt. Bởi vì khi người bệnh thực hiện các động tác này vô tình khiến cho các đĩa đệm đã bị xẹp trật ra khỏi khe đốt sống, dẫn tới việc các rễ thần kinh phải chịu thêm sức ép rất lớn. Nếu không sớm tìm ra được cách chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả thì mức độ đau đớn vì vậy mà cũng ngày một tăng cao.
Trong trạng thái bình thường, khi các đĩa đệm vẫn còn nằm đúng vị trí của nó, chúng ta có thể di chuyển và hoạt động hết sức thoải mái và linh hoạt. Nhưng một khi đĩa đệm đã bị thoát vị và có sự tác động vào các rễ thần kinh thì dù chỉ là đoạn ngắn đi bộ người bệnh cũng có thể cảm thấy đau nhức rất khó chịu.
– Với các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm ở vùng cột sống cổ, thường đi kèm các biểu hiện điển hình như: cơn đau xuất hiện đầu tiên tại vùng cổ, sau đó lan sang vai, gáy, lan dọc theo cánh tay cho đến các ngón tay, có hiện tượng tê ở cả hai cánh tay, bàn tay, ngón tay. Suy yếu và mất cảm giác, lâu dần các cơ sẽ bị teo nhỏ.
– Với các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, có thể nhận biết rõ nhất qua các biểu hiện sau: cảm giác đau, tê ở vùng thắt lưng, dần dần lan xuống mông, dọc theo hai bên đùi, rồi đến cẳng chân và bàn chân. Các cơ ở khu vực này cũng suy yếu nhanh chóng và từ từ teo nhỏ. Nếu để cho các biểu hiện của bệnh thoát vị đĩa đệm này trở nên thường xuyên hơn, chắc chắn khả năng vận động của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy tốt nhất nên chủ động tìm thuốc chữa thoát vị đĩa đệm, tránh để bệnh tiếp tục kéo dài.
Biến chứng do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra
Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể trở nên mạn tính gây đau đớn liên tục cho vùng thắt lưng. Khi bệnh tiến triển lên mức độ nặng hơn sẽ gây teo các cơ khiến người bệnh gần như chỉ có thể nằm một chỗ, mọi hoạt động từ việc đại tiểu tiện đều gặp vô vàn khó khăn do sự rối loạn của cơ tròn, nhiều trường hợp thậm chí phải thụt tháo, thông tiểu và liệt các chi.
Lời khuyên từ các thầy thuốc
Để phòng bệnh thoát vị đĩa đệm cần tránh tối đa mang, khuân, vác,… các vật quá nặng mà sai tư thế hoặc không có dụng cụ hỗ trợ. Đối với người làm việc trong văn phòng cần hạn chế ngồi lâu một chỗ trong nhiều giờ liền, xen kẽ thời gian làm việc nên đứng dậy đi lại, có thể tập một số bài vận động nhẹ nhàng.
Những người đang tiềm ẩn nguy cao cao bị thừa cân, béo phì nên thay đổi chế độ dinh dưỡng của mình để các khớp xương trong cơ thể, đặc biệt là khớp gối và khớp háng không phải gánh chịu thêm áp lực từ phần thân trên của cơ thể dồn xuống, rất dễ gây thoái hoá khớp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét