Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2016

Chữa cao huyết áp hiệu quả với trái cây và hoa quả

Ai cũng đều biết đến trái cây và hoa quả như một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng, vitamin hữu ích, cần thiết cho cơ thể. Ngày nay, khi khoa học phát triển, người ta còn tìm ra nhiều công dụng khác mà trái cây, hoa quả mang đến cho con người, đó là tác dụng chữa bệnh. Bài viết sau đây sẽ nói về công dụng của hoa quả trong việc chữa bệnh cao huyết áp, đây là cách chữa bệnh an toàn, tận dụng thiên nhiên, rất tốt cho cơ thể và không sợ tác dụng phụ như kháng sinh hay thuốc tây y. Cùng tìm hiểu nhé! 

Hoa quả chữa cao huyết áp như thế nào?
Bài 1: Chuối tiêu 3 quả, đường phèn 100 g, gạo nếp 100 g, nước sạch 1 lít. Gạo nếp đun cùng nước sạch, chuối tiêu thái miếng nhỏ cũng cho vào nồi cùng đường phèn hầm thành cháo, ăn trong ngày. Chủ trị bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch bệnh trĩ ra máu, đái tháo đường.
Chuối là một trong những hoa quả chữa cao huyết áp hiệu quả
Bài 2: Mã thầy 100 g, gạo nếp 100 g, đường trắng 100 g, nước hoa quế 10 g, nước sạch 1lít. Mã thầy gọt bỏ vỏ rửa sạch, thái mỏng hình quân cờ, cho vào nấu cháo cùng gạo nếp, sau thêm đường trắng và nước hoa quế vào là được. Ăn hết trong ngày. Chủ trị cao huyết áp ho có đờm, vàng da, vàng Mắt táo bón, chướng bụng.
Bài 3: Mỗi ngày ăn 5 quả chuối tiêu trở lên cho đến khi có tác dụng hạ áp chắc chắn. Chuối tiêu được coi là một vị thuốc huyết áp giúp chữa cao huyết áp tại nhà khá hiệu quả.
Bài 4: Lấy vỏ lụa hạt lạc tươi 12 g, sắc lấy nước 2 lần, trộn đều, chia làm 3 phần (mỗi phần bằng một cốc trà), mỗi lần uống một cốc, ngày uống 3 lần, nên uống thường xuyên, giúp chữa cao huyết áp và bệnh đau mạch vành tim.
Vỏ lục lạc tươi cũng giúp chữa bệnh cao huyết áp
Bài 5: Dùng nhân sen 2-3 g, hãm với nước sôi lấy nước uống thay trà trong ngày, giúp hạ huyết áp.
Bài 6: Sơn trà tươi 30 g, táo 30 g, rau cần tươi 3 cây, đường phèn 10 g. Thái nhỏ sơn trà, táo, rau cần, đun cách thủy 30 phút thì bỏ đường phèn vào là được. Ăn cả nước lẫn cái, ngày ăn một thang.
Bài 7: Đài hoa hướng dương 1 cái, táo đỏ 20 quả. Đổ 3 bát nước sắc lấy 1 bát, uống nước ăn cái. Ngày một thang, chia 2 lần, giúp giảm huyết áp. Táo cũng là loại hoa quả chữa cao huyết áp hiệu quả.
Bài 8: Củ ấu 30 g, rau cần cạn 30 g. Sắc uống ngày 3 lần vào trước bữa ăn, giúp chữa cao huyết áp.
Có thể chữa cao huyết áp bằng củ ấu
Bài 9: Nhụy sen, quả dâu, hạt cây rau răm, cỏ sen cạn mỗi thứ 12 g, sơn dược 15 g, ngưu đắng 15 g, mai rùa 30 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 lần. Dùng cho người bị cao huyết áp do âm hư dương thịnh gây nên.
Bài 10: Quả sơn trà tươi 1 kg, đào nhân 100 g mật ong 25 g. Lấy dao tách quả sơn trà cho vào nồi đất hoặc vại sành cùng đào nhân, đổ ngập nước lạnh ngâm khoảng 1 giờ. Sau đó đun vừa lửa đến sôi, hạ lửa nhỏ riu riu để lâu chừng 30 phút đến 1 giờ, khi nước cô đặc còn khoảng 1 bát, rót ra bỏ cặn.
Đổ nước thuốc vào 2 bình sứ, cho thêm mật ong, đậy nắp đun cách thủy 1 tiếng rồi tắt lửa, để nguội, đổ vào lọ nắp chặt. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa canh, uống ngay sau khi ăn cơm với nước uống.
Quả sơn trà cũng giúp chữa cao huyết áp
Công dụng: Hoạt huyết, bổ dạ dày, giúp tiêu hóa tốt, làm giảm huyết áp, mỡ máu, khai thông huyết mạch, bổ dưỡng cơ tim; dùng lâu rất có lợi cho người bệnh huyết quản.
Có thể áp dụng những món ăn cho người cao huyết áp từ những loại hoa quả kể trên. Hoa quả rất tốt cho sức khỏe của chúng ta, hãy bổ sung thêm hoa quả trong bữa ăn của bạn nhé. Chúc bạn luôn khỏe.

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2016

Phấn hoa cùng những công dụng chữa bệnh tuyệt vời

Phấn hoa mật ong hay còn gọi là những tế bào sinh sản của giống đực loài hoa được chính những chú ong mang về từ những bông hoa đực. Đây được xem là một dược phẩm tự nhiên vô cùng tốt cho sức khỏe vì chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được đánh giá cao hơn cả những thực phẩm dinh dưỡng như trứng, sữa. Nhờ vậy, người ta ứng dụng phấn hoa vào việc điều trị bệnh và mang lại những hiệu quả đáng kể. 

Sau đây là những căn bệnh mà phấn hoa có thể đảm nhận tốt nhất như:
– Cao huyết áp, xơ vữa động mạch
– Đái tháo đường
– Rối loạn
Tác dụng của phấn hoa có thể chữa nhiều bệnh
– Lipit máu
– Viêm gan, bệnh về gan
– Ung thư, hỗ trợ điều trị trong giai đoạn hoá trị
– Bệnh đường tiêu hoá (dạ dày, ruột…)
– Viêm tiền liệt, u phì đại tiền liệt tuyến
– Parkinson (run tay chân, giảm trí nhớ…)
– Liệt dương, suy giảm tình dục
– Vô sinh
– Hội chứng tiền mãn kinh
– Đau đầu, rối loạn tiền đình
– Bệnh võng mạc, suy giảm thị lực
– Lao lực
Lựa chọn phấn hoa thế nào?
Nếu từng bị dị ứng phấn hoa, tốt nhất không sử dụng vị thuốc này chữa bệnh
– Những người có tiền sử dị ứng phấn hoa thì không nên sử dụng phấn hoa ong.
– Không sử dụng phấn hoa đã bị biến chất (ẩm mốc, mùi khó chịu)
– Phấn hoa có nhiều màu và kích thước hạt khác nhau tùy theo loại hoa cho phấn.
– Phấn hoa tốt nhất: Màu tươi sáng, khô, mùi thơm, vị bùi ngọt. Phấn hoa rừng có nhiều màu khác nhau đỏ, vàng, nâu, trắng là loại tốt nhất.
– Để đảm bảo được tác dụng của phấn hoa trong thời gian dài, hãy bảo quản phấn hoa ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp, tốt nhất nên chứa trong lọ thủy tinh, trong hộp sữa bột đã rửa kỹ, trong túi ni lông và lưu ý đậy hoặc buộc kỹ vì phấn hoa hút ẩm mạnh.
– Trộn lẫn phấn hoa và mật ong theo tỷ lệ 1 – 1 sau đó cho vào lọ đậy kín cho vào tủ lạnh hoặc để chỗ thoáng mát sẽ thành cao bảo quản được rất lâu. Cao mật phấn dẻo quánh và rất thơm ngon bổ dưỡng.
Hướng dẫn cách ăn phấn hoa với nhiều người sử dụng
Muốn chữa bệnh bằng phấn hoa, hãy học cách sử dụng phấn hoa trước
– Bước 1: hoà 3 thìa phấn hoa vào 100ml nước sôi (hoặc nước ấm), khuấy nhanh cho tan hết, chế thêm nước lạnh cho nguội bớt và pha thêm vào chút mật ong cho đủ ngọt ta đã có một cốc sinh tố bổ dưỡng hơn bất kỳ loại sữa dinh duỡng nào.
– Bước 2: trộn khoảng 1/2 đến 1 thìa phấn hoa vào cháo, bột, nấu chín dùng cho trẻ nhỏ.
– Bước 3: phấn hoa ngâm rượu 100g/l cho thêm mật ong thành rượu bổ cao cấp.
Ngoài những công dụng nói trên, phấn hoa còn được nhiều người sử dụng để đắp mặt làm đẹp da. Lưu ý là bạn hãy tìm hiểu kỹ cách sử dụng phấn hoa trước khi sử dụng nhé.

Vô tình gây hại sức khỏe vì uống nước sai cách

Nước là thành phần không thể thiếu cho cơ thể con người, 75% cơ thể chúng ta là nước. Ai trong chúng ta đều phải uống đủ một lượng nước mỗi ngày để duy trì sự sống lẫn sức khỏe. Không chỉ thế nước còn có tác dụng giúp tăng cường chuyển hóa các chất, tốt cho quá trình điều tiết, và tốt cho da,... Tuy nhiên chính vì uống nước như một hoạt động quen thuộc nên chúng ta ít khi quan tâm đến việc uống như thế nào là tốt. Sẽ có những thói quen uống nước lầm tưởng như tốt hoặc vô hại nhưng thực chất gây ra những tác hại không ngờ. 

Uống nước khi vừa đun sôi có thể gây nguy hiểm đến tính mạng
Bạn nghĩ rằng uống nước ngay khi vừa đun sôi sẽ tiệt trùng và tốt cho sức khỏe Nhưng đó chính là một quan niệm sai lầm, thói quen uống nước ngay khi vừa đun sôi có thể làm tăng nguy cơ mắc cácbệnh ung thư. Trong quá trình đun sôi các chất clo dùng để khử trùng nước sẽ kết hợp với các hợp chất hữu cơ có sẵn trong nước để tạo nên hợp chất nguy hiểm gây ung thư: halogen hóa hydrocacbon, chloroform.
Uống nước đun sôi nhiều lần có thể gây nguy hiểm đến tính mạng
Nhiều người nghĩ rằng việc uống nước đun sôi nhiều lần càng tốt cho sức khoẻ vì khi đun lại nhiều lần sẽ diệt hết được vi khuẩn tuy nhiên việc đun lại nhiều lần lại tạo ra các loại kim loại nặng không tốt chosức khỏe như chì, cadimium, … và nitrat.
Khi nước đun sôi nhiều lần sẽ trải qua quá trình thuỷ phân và làm tăng hàm lượng nitrat và các kim loại năng có trong nước. Khi cơ thể hấp thụ nước các kim loại nặng sẽ gây hại cho sức khoẻ và làm ảnh hưởng đến hoạt động chuyển máu của cơ thẻ, làm tăng nhịp đập của tim, hệ hô hấp hoạt động chậm,… Nguy hiểm hơn là khi kéo dài thói quen uống nước đun lại nhiều lần và chịu tác động xấu của môi trường và cơ địa con người thì nước cũng có thể la nguyên nhân dẫn đến cái chết của bạn
Uống nước tự do sẽ gây hại cho sức khỏe
Theo khuyến cáo của các chuyên gia thì việc uống từ 1,5 – 2 lít mỗi ngày là tốt cho sức khoẻ. Nhưng nếu việc uống nước của bạn tự do, không điều độ cũng sẽ gây tổn hại cho sức khỏe bạn. Nhiều người có thói quen chỉ khi nào khát nước thì mới uống, điều đó thực sự là điều sai lầm. Vì khi đó cơ thể đã mất đi một lượng nước cần thiết để tham gia vào quá trình trao đổi chất, tuần hoàn, hô hấp trong cơ thể. Hơn nữa, khi khát họ lại uống quá nhiều nước trong một thời gian ngắn, điều đó đã khiến cơ thể từ trạng thái mất nước chuyển sang quá tải nước và gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
Uống nước tự do có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ
Vì vậy, để đảm bảo sức khoẻ thì bạn nên uống nước một cách khoa học và có điều độ, cứ 20 phút lại bổ sung 100ml nước cho cơ thể là phù hợp nhất. Việc bạn cung cấp đủ nước có điều độ để đảm bảo cho các cơ quan trong cơ thể có thể hoạt động nhịp nhàng và hiệu quả nhất.
Uống nước ngọt có gas thay nước lọc
Rất nhiều người có sở thích uống nước ngọt có gas để giải tỏa cơn khát và cảm thấy tinh thần phấn chấn hơn đặc biệt trong những ngày tiết trời nắng nóng, thậm chí họ có thể uống thay nước lọc. Thói quen uống nước sai cách này cực kỳ nguy hiểm, bởi trong nước ngọt có gas có rất nhiều hóa chất gây hại sức khỏe chúng sẽ khiến, tim đập nhanh, tạo cảm giác phấn chấn giả tạo và sau đó bạn sẽ cảm thấy mệt hơn rất nhiều, nó cũng có thể làm cho bạn bị chứng đầy hơi, khó tiêu, khả năng hấp thu dưỡng chất kém, đồng thời lượng đường trong nước ngọt có gas còn có thể làm gia tăng nguy cơ béo phì của bạn.
Thói quen uống nước có gas chứa nhiều hoá chất gây hại cho sức khoẻ
Uống nước đóng chai
Nhiều người nghĩ rằng, uống nước đóng chai sẽ có lợi hơn nước đun sôi. Tuy nhiên, việc dùng nước đóng chai nhiều lần không đảm bảo sức khỏe người dùng, bởi uống nước đóng chai không chứa fluoride và rất nhiều người trưởng thành phải chịu sự thiếu hụt fluoride – nguyên nhân dẫn đến bệnh sâu răng. Bạn hãy dùng nước đã được làm tinh khiết bằng hệ thống lọc nước, điều này giúp loại bỏ những tạp chất có trong nước.
Uống nước đóng chai làm giảm sự thiếu hụt Fluoride
Uống nước quá lạnh
Uống nước quá lạnh sẽ khiến cho các vi mạch máu trong dạ dày, ruột bị co thắt lại. Điều đó sẽ làm giảm chức năng tiêu hóa, sát khuẩn của hai cơ quan này và dẫn đến cơ thể dễ bị đau bụng và tiêu chảy cấp.
Uống nước lạnh khiến ruột bị co thắt lại
Uống nước khi đang ăn
Nếu uống nước khi đang ăn, hệ tiêu hóa sẽ bị “đe dọa”, nhất là hoạt động của dạ dày. Vì theo các nhà khoa học, nước sẽ pha loãng các dịch vị được tiết ra để tiêu hóa thức ăn. Đồng thời làm tăng lượng insulin trong cơ thể và tích tụ chất béo.
Uống nước khi đang ăn sẽ gây tổn hại đến các hoạt động của dạ dày
Nước có thể giúp cơ thể khỏe mạnh, nhưng cũng có thể khiến cho sức khỏe bị tổn hại. Vì vậy, hãy thay đổi ngay thói quen uống nước sai cách mà hàng ngày bạn vẫn đang duy trì, để sức khoẻ bạn luôn dồi dào và viên mãn nhất nhé.