Chóng mặt không phải là căn bệnh gì xa lạ với chúng
ta. Chóng mặt khiến đầu óc mệt mỏi, khó chịu, gây ảo giác và dễ dẫn đến buồn
nôn. Bên cạnh việc dùng thuốc cũng có một vài cách giúp chữa chóng mặt hiệu quả.
Ðể điều trị, cần phối hợp nhiều phương pháp. Sau đây
là một số phương pháp không dùng thuốc.
1.
Day ấn huyệt
Hằng ngày dùng ngón tay trỏ hoặc giữa tự day ấn các
huyệt như ấn đường, hợp cốc, thần đình, bách hội, nội quan, túc tam lý, phong
trì, tam âm giao... Nên day ấn cả hai bên ngày một vài lần mỗi huyệt 5 - 10
phút. Tác dụng: khai khiếu, định thần chí, kiện tỳ, thanh hỏa, hóa đàm...
2.
Tự xoa bóp
Xoa trán: dùng 3 ngón tay trỏ giữa và áp úp chụm lại
xoa toàn bộ trán qua lại 20-30 lần, sau đó xoa miết, bóp dọc hai bên cung lông
mày. Công dụng: điều hòa khí huyết thanh can giáng hỏa, định thần, trị chứng
đau đầu chóng mặt buồn ói...
Xoa sau gáy: Dùng cả bàn tay úp lại xoa dọc lên xuống
hai bên sau gáy 20-30 lần. Công dụng: thư cơ, thanh can giáng hỏa an thần, tăng
cường máu lên não.
Xoa hai ổ mắt: úp hai bàn tay, lấy hai ngón tay trỏ và
giữa xoa vòng quanh mắt theo chiều kim đồng hồ (không đè mạnh vào mắt) mỗi lần
20-30 vòng. Công dụng: làm cho mắt tinh, định thần, khai thông khí huyết tăng
cường máu lên não...
Xoa đỉnh đầu: dùng 3 ngón tay trỏ giữa kế út, úp lại
ngón giữa để chính giữa đỉnh đầu (huyệt bách hội) hai ngón kế là huyệt tứ thần
thông, day ấn ngang dọc như hình dấu cộng mà huyệt bách hội làm chính giữa.
Ngày day ấn vài lần, mỗi lần 5-10 phút. Tác dụng: khai khiếu, bình can tức
phong, thanh thần chí... Trị đau đầu tai ù, mắt hoa, hồi hộp, mất ngủ...
3.
Xoa và đánh trống mang tai
Dùng 2 ngón tay trỏ và giữa, ngón giữa để trước tai,
ngón trỏ để sau tai xoa miết lên xuống ở các huyệt trước và sau tai 20-30 lần
và sau xoa đều những huyệt xung quanh vành tai 20-30 lần. Tiếp đó, lấy 2 lòng
bàn tay úp lên hai tai ấn 5-10 lần nghe như đánh trống trong tai, sau dùng 2
ngón tay trở và giữa bật mạnh sau óc nghe có tiếng bùm bùm sau tai 5-10 lần.
Công dụng: trị ù tai, tai điếc, đau đầu chóng mặt...
Những phương pháp này các bạn nên áp dụng nếu bệnh
nhân bị nhẹ. Giúp bệnh nhân không còn bị chóng mặt và quay lại chế độ sinh hoạt
bình thường. Tuy nhiên, nếu cảm thấy bệnh không thuyên giảm thì nên tới bác sĩ
đễ biết bệnh và có cách chữa trị phù hợp nhất. Chúc các bạn có một sức khỏe thật
tốt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét