Thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh về cột sống ngày một xuất hiện và có chiều hướng ngày càng trẻ hóa. Có nhiều phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm khác nhau, một trong những phương phát thường dùng cho bệnh nhân bị nặng là phẫu thuật. Tuy nhiên trước những rủi ro biến chứng sau khi mổ thoát vị đĩa đệm thì bệnh nhân nên cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định. Phải bình tĩnh xem xét tình trạng bệnh ở giai đoạn nào sau đó mới tìm phương pháp điều trị. Nếu bệnh đang ở mức độ nhẹ thì bạn nên điều trị bằng phương pháp bảo tồn, dùng thuốc, nghỉ ngơi, vật lý trị liệu,…chỉ khi thật sự bệnh nặng và chỉ khi có sự chỉ định của bác sĩ, hãy tìm đến những cơ sở uy tính để có thể điều trị bệnh đúng hướng, mang lại kết quả tốt nhất. Ngược lại, sẽ dẫn đến nhiều biến chứng khó lường.
Có 2 phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm hiện nay là mổ hở và mổ nội soi. Theo số liệu thống kê cho thấy trung bình cứ 100 trường hợp mổ thoát vị đĩa đệm thì có 85 đến 90 ca thành công, 10 đến 15 trường hợp sẽ gặp các biến chứng như: Nhiễm trùng vết mổ, viêm vùng mổ (đây là trường hợp khá phổ biến); bệnh tái lại; liệt chi dưới hoặc nặng hơn là tử vong; rủi ro về tài chính (có thể bạn xoay sở đủ tiền cho ca mổ tuy nhiên vẫn phải tiếp tục chi cho khoảng thời gian phục hồi sau phẩu thuật như uống thuốc và kết hợp vật lý trị liệu, điều này sẽ đẩy chi phí phẩu thuật lên cao và bạn phải ước tính tất cả vào chi phí phẫu thuật trước khi quyết định tiến hành phẩu thuật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét